Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Lạm dụng nước tăng lực: Không tốt cho sức khỏe
Hầu hết các hãng nước tăng lực đều quảng cáo đây là loại nước có tác dụng bổ sung năng lượng, cung cấp các loại vitamin, hỗ trợ chức năng hệ thần kinh và cơ bắp, tăng cường trí nhớ... Nhiều người đã tin, sử dụng, thậm chí lạm dụng loại nước này mà không biết lạm dụng là có hại.

 


Hiện nay, có khá nhiều người chuộng dùng nước tăng lực. Một số người làm việc nhiều, lao động nặng, ngủ không đủ, ăn không đủ chất, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, uể oải, thay vì nghỉ ngơi, ăn đủ chất bồi bổ sức khỏe thì lại chọn nước tăng lực gọi là để lấy lại sức khỏe và tinh thần. Một số người khác vận động quá sức do chơi thể thao cũng chọn nước tăng lực để bổ sung sức khỏe, tăng sức cơ bắp để chơi thể thao hiệu quả hơn. Đặc biệt, nhiều tài xế lái xe đường dài thường dùng nước tăng lực để giúp tinh thần được tỉnh táo, minh mẫn trong suốt thời gian lái xe.

 

Vì sao nước tăng lực được xem như “thần dược”?

 

Bộ não cũng như nhiều cơ quan khác trong cơ thể rất cần một chất gọi là adenosine triphosphate (viết tắt ATP) là chất chuyển hóa sinh ra năng lượng làm tăng hoạt động trí não. Đặc biệt adenosine nằm trong ATP là chất rất cần thiết cho tế bào sinh trưởng và cơ thể hoạt động sinh lý bình thường. Với hoạt động thể chất, adenosine giúp tăng sức dẻo dai cơ bắp. Thậm chí, adenosine được dùng làm thuốc như: thuốc trị loạn nhịp tim. Cơ thể làm việc càng nhiều thì adenosine hay ATP được cơ thể sản xuất hoặc được đưa từ ngoài vào phải càng cao. Nước tăng lực được quảng cáo có chứa adenosine nên nhiều người nghĩ đó là “thần dược” là vì thế.

 


 

Mỗi công ty sản xuất nước tăng lực đều có công thức “bí quyết” riêng, nhưng thành phần thường chứa nhiều nhất là đường (sẽ chuyển hóa thành glucose cung cấp năng lượng), kế đó là caffeine, inositol, taurine, adenosine, các loại vitamin, màu thực phẩm, chất bảo quản…

 

Gọi là “tăng lực” là nhờ lượng đường chứa rất nhiều trong nước tăng lực làm thứ nước này uống rất ngọt và cung cấp rất nhiều năng lượng, giúp hoạt động cơ bắp. Caffeine có trong nước tăng lực là chất kích thích hệ thần kinh trung ương, nhiều người biết chất này có nhiều ở trà và cà phê. Nhờ có caffeine nên khi uống trà, cà phê và nước tăng lực, ta cảm thấy tỉnh táo, hưng phấn do chất này kích thích hệ thần kinh hoạt động mạnh hơn, làm tinh thần thoải mái, sảng khoái hơn. Inositol có tác dụng tạo chất phospholipid - thành phần cơ bản của màng tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh. Taurine có cấu trúc gồm hai acid amin là methionine và cysteine, có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể… Một số chất được xem là chủ yếu có trong thành phần nước tăng lực vừa kể, chúng có lợi nhưng cũng có thể gây hại cho một số người không “hạp” kể dưới đây.

Nước tăng lực vẫn có tác dụng phụ có hại

 

Bên cạnh tác dụng làm tỉnh táo, hưng phấn, thoải mái tinh thần tạm thời (khoảng 2 - 3 giờ), nước tăng lực có thể gây hàng loạt tác dụng phụ có hại cho người dùng.

 

Nước tăng lực không phải là thực phẩm bổ dưỡng vì nó không cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu. Nước tăng lực thực chất là thức uống “cao năng lượng” do có hàm lượng đường cao (15 - 19%, trong khi ở nước ngọt có gas là 10 - 12%). Những người uống nhiều nước tăng lực do chứa nhiều đường mà vẫn ăn ngon miệng và ăn nhiều nữa sẽ có nhiều nguy cơ bị béo phì hay bị tiền đái tháo đường (rất dễ chuyển thành đái tháo đường).

 

Nước tăng lực có chứa caffeine. Một số người gọi là không “hạp” caffeine có thể bị mất ngủ (do caffeine gây kích thích) hoặc tim đập nhanh (caffeine làm tăng nhịp tim) gây khó chịu, hoặc tăng dịch vị dạ dày gây xót ruột. Những người này hoàn toàn không nên dùng nước tăng lực.

 


 

Nếu nước tăng lực có adenosine và hàm lượng cao (thường nước tăng lực không ghi rõ hàm lượng thành phần) có thể gây tác dụng phụ có hại như: loạn nhịp tim, đánh trống ngực, đỏ bừng mặt, khó thở, tức ngực.

 

Đối với trẻ con, uống nhiều nước tăng lực hoàn toàn không có lợi. Nhiều gia đình có thói quen người lớn uống gì cũng nên cho trẻ nhỏ thử để dạ dày làm quen với chất đó nên có những bé vài tuổi đã “thưởng thức” loại nước này. Hoặc một số trẻ khi thấy bố mẹ uống cũng bắt chước uống theo. Nước tăng lực thực chất là thức uống có hàm lượng đường cao chỉ cung cấp những calori rỗng (không có các chất dinh dưỡng thiết yếu). Những calori rỗng của nước tăng lực khiến trẻ uống nó nhiều luôn cảm thấy no, chán ăn không muốn ăn và ăn không đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Hậu quả là trẻ có thể bị thiếu dinh dưỡng, dẫn đến suy dinh dưỡng. Tác hại của nước tăng lực dùng nhiều ở trẻ là thế.

 

Ta thường thấy người tập thể hình hay chơi tennis nhễ nhại mồ hôi ngửa cổ lên nốc một hơi hết chai/lon nước tăng lực. Nếu người tập thể dục thể thao loại nặng mà chỉ nốc nước tăng lực không thôi để bù nước và chất điện giải thì thật “phản khoa học”. Vì loại nước này hoàn toàn không có tác dụng bù nước (nước chứa quá nhiều đường không thể bù số lượng lớn mà cơ thể mất nước cấn). Cũng như nước tăng lực chẳng có chất điện giải nào (natri, kali…) để bù. Uống càng nhiều nước tăng lực thì càng thiếu nước và chất điện giải. Thiếu nước và chất điện giải, rối loạn phân bố nước và chất điện giải giữa các khu vực trong cơ thể sẽ làm giảm hiệu quả luyện tập, tăng nguy cơ chấn thương. Tốt nhất là không lạm dụng loại nước này.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)
    Hàn Quốc: Bác sỹ cấp cao tại các bệnh viện lớn sẽ giảm thời gian làm việc (31-03-2024)
    Bộ Y tế thông tin về ca mắc cúm A/H5N1 tử vong (25-03-2024)
    Người bị nhiễm cúm A/H5N1 thường tử vong với tỷ lệ cao, Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng, chống (24-03-2024)
    Tắm 3 kiểu này 'mạng sống mỏng hơn giấy' (17-03-2024)
    Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng (15-03-2024)
    Em bé thứ hai của Việt Nam được sửa tim bào thai chào đời khỏe mạnh (29-02-2024)
    Hai ca nghi nhiễm chất cực độc ở TP.HCM ăn gì trước khi nhập viện? (22-02-2024)
    Loài cây mọc hoang nay 'lên đời' thành cây dược liệu giúp người trồng kiếm hàng trăm triệu (18-02-2024)
    Nhồi máu cơ tim khi đi chơi Tết (18-02-2024)
    Bộ Y tế lấy ý kiến đề xuất xác định nồng độ cồn trong hơi thở tài xế (05-02-2024)
    Cả nước đã có 6 trường hợp tử vong vì đậu mùa khỉ, Hà Nội tăng cường cảnh giác (31-01-2024)

Các bài viết cũ:
    Bệnh của dân văn phòng (17-09-2014)
    Sống khỏe với bệnh viêm khớp (16-09-2014)
    Dinh dưỡng an toàn: Hãy ăn nhạt nhất có thể (12-09-2014)
    Bệnh thoái hóa khớp: Vận động thường xuyên và vừa sức (11-09-2014)
    Ăn gì ngăn ngừa ung thư? (09-09-2014)
    Ngăn chặn bệnh xơ gan (08-09-2014)
    Ẩn họa từ việc uống nước không đúng cách (06-09-2014)
    5 dưỡng chất bổ sung cho sức khỏe tim mạch (03-09-2014)
    Bí quyết giúp bạn loại bỏ chất béo trong gan (02-09-2014)
    Nước tiểu đục, váng là mắc bệnh gì? (31-08-2014)
    Những người tuyệt đối không được uống sữa buổi sáng (29-08-2014)
    3 loại thực phẩm tuyệt vời giúp giải độc cơ thể (26-08-2014)
    Sỏi thận cần tránh ăn gì? (25-08-2014)
    Nhận biết sớm cơn nhồi máu cơ tim cấp (22-08-2014)
    5 sai lầm ngớ ngẩn khi điều trị bệnh trĩ (21-08-2014)
    Thực phẩm vàng cho người huyết áp cao (20-08-2014)
    Bệnh thoái hóa khớp: Vận động thường xuyên và vừa sức (18-08-2014)
    Những vấn đề đau đầu phía sau dịch Ebola (16-08-2014)
    Những lưu ý khi sử dụng huyết áp kế điện tử (14-08-2014)
    Lịch sử dịch bệnh Ebola hay câu chuyện kinh hoàng về 'Vùng đất chết' (12-08-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152817755.